Các nghiên cứu cho thấy rằng uống một tách trà xanh làm tăng lượng chất chống oxy hóa trong máu.
Đồ uống tốt cho sức khỏe này chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh gọi là catechin. Trên thực tế, caffeine (lượng này trong trà xanh ít hơn nhiều so với ly cafe) và chất chống oxy hóa - cả hai đều được tìm thấy trong trà xanh - có thể có tác dụng đồng thời.
Điều quan trọng nhất trong số này là epigallocatechin gallate (EGCG), một chất có thể giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể.
Các nghiên cứu trên động vật cho thấy các hợp chất trong trà xanh có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tăng cường hoạt động của một số hormone có khả năng đốt cháy chất béo, chẳng hạn như norepinephrine (noradrenaline).
Chất chống oxy hóa chính trong trà, EGCG, có thể giúp ức chế một loại enzyme phá vỡ hormone norepinephrine - hormone có khả năng đốt cháy chất béo.
Khi enzyme này bị ức chế, lượng norepinephrine tăng, thúc đẩy quá trình phân hủy chất béo. Cuối cùng, tế bào mỡ của bạn phân hủy nhiều chất béo hơn. Những chất béo này được giải phóng vào máu để sử dụng làm năng lượng cho các tế bào như tế bào cơ.
Một nghiên cứu kéo dài tám tuần đã xác định rằng catechin trong trà xanh làm tăng quá trình đốt cháy chất béo, cả khi tập thể dục và nghỉ ngơi.
Chất béo dưới da nằm dưới da của bạn, nhưng bạn cũng có thể có một lượng đáng kể chất béo nội tạng, còn được gọi là mỡ bụng. Một số nghiên cứu về chất chống oxy hóa trong trà xanh cho thấy rằng mặc dù hiệu quả giảm cân rất khiêm tốn, nhưng một tỷ lệ đáng kể chất béo bị mất là chất béo nội tạng có hại.
Hầu hết, các loại trà hoa quả ở các hãng trà sữa đều được pha chế với trà xanh. Trà ô long hoặc trà nhài về bản chất cũng là trà xanh. Thay vì uống trà sữa, hãy đổi sang trà hoa quả.
https://vt.tiktok.com/ZSYCjH9Yn/ Xem full tại đây
Mặc dù có rất nhiều lợi ích, nhưng cũng không nên sử dụng trà xanh quá nhiều:
- Sử dụng quá nhiều trà xanh, mỗi ngày chỉ nên dùng thấp hơn 200ml nước trà xanh.
- Không pha nước trà xanh quá đặc.
- Không uống trà xanh khi đói bụng vì thời điểm này nước trà xanh sẽ làm tăng tiết acid dịch vị dạ dày, gây ra cảm giác cồn cào, kích thích ruột, tổn thương dạ dày.
- Không uống nước trà xanh với thuốc tây y vì các chất trong trà xanh có thể tương tác với thuốc gây độc cho cơ thể.