Trang chủMặc địnhPGS Jens Titze: “Nếu bạn đang ăn kiêng và cố gắng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng bạn luôn cảm thấy đói, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn”

PGS Jens Titze: “Nếu bạn đang ăn kiêng và cố gắng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng bạn luôn cảm thấy đói, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn”

Tăng cân và tích nước, tích nước và tăng cân
herbalslc
27 tháng 3

Những người ăn nhiều muối có xu hướng nặng hơn do muối gây tích nước trong cơ thể. Trọng lượng này được gọi là “trọng lượng nước”, và bạn sẽ giảm cân nặng này nhanh chóng, ngay sau khi bạn cắt giảm lượng muối ăn vào. Vậy ăn mặn có dẫn đến tăng cân không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề này.

Natri là 1 khoáng chất chúng ta nạp vào mỗi ngày từ muối và cũng là 1 trong những chất điện giải phổ biến nhất trong cơ thể con người. Nó đóng vai trò quan trọng trong các quá trình hydrat hóa. Nếu hàm lượng natri quá cao hoặc quá thấp sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng trong cơ thể và gây tích trữ nước.

Khi nạp quá nhiều muối, thường là khi ăn các thực phẩm chế biến sẵn, có thể làm tăng sự tích nước. Điều này đặc biệt đúng nếu uống ít nước và không luyện tập.  Biểu hiện điển hình nhất khi cơ thể bị tích nước gây đầy hơi, trọng lượng cơ thể thay đổi bất thường cùng những triệu chứng khác.

Jens Titze, phó giáo sư y khoa, sinh lý học và sinh lý học phân tử tại Đại học Vanderbilt ở Nashville cũng là trưởng nhóm nghiên cứu về “mối quan hệ của muối với chế độ ăn uống” đã phát hiện ra rằng những người nhiều muối thật sự uống ít nước hơn những người ăn số lượng muối ít trong chế độ ăn của họ. Và những người ăn mặn thường hay đói hơn, về lâu dài sự thèm ăn tăng lên có thể khiến họ ăn quá nhiều và tăng cân. PGS Jens Titze khuyên bạn “Nếu bạn đang ăn kiêng và cố gắng giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể nhưng bạn luôn cảm thấy đói, hãy bắt đầu nghĩ đến việc giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn”. 

Với phụ nữ, còn một nguyên nhân điển hình khác khiến cơ thể tích trữ nước hơn người bình thường, khó xuống cân dù ăn rất ít đó là trong giai đoạn đang cho con bú.

Các bà mẹ cho con bú thường cần nhiều calo hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khi cho con bú. Nhu cầu năng lượng hàng ngày cho các bà mẹ cho con bú nhiều hơn khoảng 500kcal so với nhu cầu của một phụ nữ trưởng thành trung bình. Những số liệu này dựa trên việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Ngoài ra, cho con bú nhu cầu nước sẽ cao hơn, mẹ sẽ cần uống nhiều hơn ít nhất 700ml mỗi ngày so với những người không cho con bú để thay thế chất lỏng được sử dụng khi cho con bú. 80% sữa mẹ chứa nước. Vì vậy, cơ thể người mẹ lúc này luôn dự trữ một lượng nước lớn ở 2 bầu ngực. Điều này lí giải cho việc những mẹ đang cho con bú có thể sẽ khó xuống cân hơn.  

Sử dụng thuốc: việc sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh cũng có  có thể gây ra các tác dụng phụ, trong đó có sự tích nước của cơ thể.

Để ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả tình trạng tích nước trong cơ thể, bạn nên thực hiện theo các phương pháp sau đây:

1. Ăn ít muối: hãy cố gắng hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể. Theo khuyến cáo, mọi người không nên ăn quá 2.300 miligam natri mỗi ngày. Để làm được điều này, bạn hãy nói “không” với các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc đã được đóng hộp.

2.  Bổ sung thực phẩm giàu kali và magie: các loại thực phẩm này có thể giúp bạn cân bằng được lượng natri trong cơ thể. Một số nguồn cung cấp dồi dào hai loại khoáng chất này, bao gồm chuối, bơ, khoai lang, cà chua, rau bina,...

2. Tăng cường vitamin B6: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vitamin B6 có công dụng tuyệt vời trong việc làm giảm đáng kể các triệu chứng tiền kinh nguyệt của phụ nữ, chẳng hạn như cơ thể bị tích nước.

3. Nạp protein: protein là một chất có khả năng thấm hút nước và giữ cân bằng cho cơ thể. Bạn nên bổ sung một loại protein đặc biệt, gọi là albumin, có tác dụng giữ các chất lỏng, đồng thời ngăn chặn nó không rò rỉ ra bên ngoài và gây ra tình trạng sưng.

4. Thay vì sử dụng nước ngọt, hãy uống nước lọc.

 

 

Bình luận